Quay lạiQuay lại

Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần: Điều kiện, mức hưởng năm 2023

22/2/2023

Share

Nội dung chính

I. Rút bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Ai được rút bảo hiểm xã hội một lần?
II. Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu tiền?
Đóng BHXH bắt buộc
Đóng BHXH tự nguyện
Hệ số trượt giá
III. Ví dụ minh họa về cách tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
IV. Bao lâu được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần?
Tạm kết

Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội mà người lao động nhận được khi không thuộc đối tượng được hưởng lương hưu và có nhu cầu rút bảo hiểm xã hội một lần. Vậy điều kiện, mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, cách tính ra sao? Mời bạn đọc cùng Papaya làm rõ thông tin này trong bài viết sau đây nhé!

Điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Điều kiện và thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

I. Rút bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Ai được rút bảo hiểm xã hội một lần?

Rút bảo hiểm xã hội một lần là quy định nhằm thanh toán cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội nhưng thời gian tham gia không đủ để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật và không có nhu cầu tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, người lao động có quyền hưởng BHXH một lần nếu chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội và sau 01 năm không tham gia bảo hiểm bắt buộc hoặc sau 01 năm không tiếp tục tham gia đóng BHXH tự nguyện.

Một số trường hợp khác được hưởng BHXH 01 lần mà không cần đợi sau 1 năm gồm các đối tượng dưới đây:

  • Người đã đủ tuổi lương hưu theo quy định nhưng chưa đóng đủ 20 năm và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
  • Lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn chưa đóng đủ 15 năm BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.
  • Người ra nước ngoài định cư
  • Người đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm như ung thư, xơ gan cổ chướng, phong, bại liệt, lao nặng, HIV đã chuyển sang AIDS. Người mắc các bệnh/tật có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. (thông tư 18/2022/TT-BYT)

Ngoài ra, căn cứ trên cơ sở Khoản 1 Điều 10 Nghị định 33/2016/NĐ-CP một số đối tượng khác được quyền hưởng BHXH 1 lần gồm:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân.
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân.
  • Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân.
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn.
  • Học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí  phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện được hưởng lương hưu.

Căn cứ vào tình hình thực tế của bản thân, khi người đạt đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 01 lần nếu có nhu cầu thì có quyền rút vào bất cứ thời điểm nào.

II. Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu tiền?

Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu tiền?

Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần được bao nhiêu tiền?

Đóng BHXH bắt buộc

Có 2 yếu tố làm căn cứ để tính toán số tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động là thời gian đóng và mức đóng BHXH.

Căn cứ trên quy định tại Khoản 2 điều 60 Luật BHXH 2014 cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

  • Những năm đóng trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
  • Đóng từ năm 2014 trở đi được tính bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 1 năm thì mức hưởng BHXH 1 lần bằng 22% các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH. Nhưng mức tối đa không vượt quá 02 tháng bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Đóng BHXH tự nguyện

Với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, mức hưởng BHXH 1 lần được tính theo số năm tham gia và thu nhập tháng đóng BHXH. Cụ thể như sau:

  • Đóng trước năm 2014: được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
  • Đóng sau năm 2014: được tính bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
  • Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Lưu ý:

  • Thời gian tham gia BHXH lẻ từ 1 - 6 tháng tính bằng ½ năm; từ 7 - 11 tháng tính 1 năm.
  • Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện (Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo)

Hệ số trượt giá

Hệ số trượt giá  (mức điều chỉnh) là hệ số do Nhà nước và Chính phủ quy định, giúp tạo sự cân bằng về giá trị tiền tệ tại thời điểm hiện tại so với thời điểm trước.

Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là một trong những căn cứ quan trọng để xác định xem khoản tiền hưởng chế độ bảo hiểm xã hội là bao nhiêu.

Cụ thể, hệ số trượt quá (mức điều chỉnh) được xác định theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH như sau:

  • Đối với người đóng BHXH bắt buộc
Năm1996199719981999200020012002200320042005200620072008
Mức điều chỉnh4,224,093,803,643,703,713,573,463,212,962,762,552,07
Năm2009201020112012201320142015201620172018201920202021
Mức điều chỉnh1,941,771,501,371,281,231,231,191,151,111,081,051,03
  • Đối với người đóng BHXH tự nguyện
Năm2008200920102011201220132014
Mức điều chỉnh2,071,941,771,501,371,28
Năm2015201620172018201920202021
Mức điều chỉnh1,231,191,151,111,081,051,03

III. Ví dụ minh họa về cách tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Ví dụ minh họa về cách tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Ví dụ minh họa về cách tính hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần

Ông Nguyễn Văn A có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 1/2013 đến tháng 7/2021. Ông A nghỉ việc vào tháng 8/2021. Đến tháng 9/2022 ông A muốn nhận BHXH 1 lần thì ông A sẽ nhận được bao nhiêu?

Quá trình tham gia BHXH của ông A như sau:

  • 1/2013 - 12/2015: 6 triệu đồng/ tháng
  • 1/2015 - 8/2016: 7 triệu đồng/tháng
  • 9/2016 - 12/2016: 7.5 triệu đồng/ tháng
  • 1/2017 - 12/2018: 8 triệu đồng/tháng
  • 1/2019 - 7/2021: 10 triệu đồng/tháng
  • 2021: 10 triệu đồng/tháng

→ Cách tính:

+ Tổng mức lương đóng BHXH của ông A tính theo mức điều chỉnh là:

1/2013 - 12/2013: 6x1,28x12 = 92,16 triệu đồng

1/2014 - 12/2014: 6x1,23x12 = 88,56 triệu đồng

1/2015 - 12/2015: 6x1,23x12 = 88,56 triệu đồng

1/2016 - 12/2016: 7x1,19x8 + 7.5x1,19x3 = 93,41 triệu đồng

1/2017 - 12/2017: 8x1,15x12 = 110,4 triệu đồng

1/2018 - 12/2018:8x1,11x12 = 106,56 triệu đồng

1/2019 - 12/2019: 10x1,08x12 = 129,6 triệu đồng

1/2020 - 12/2020: 10x1,05x12 = 126 triệu đồng

1/2021 - 7/2021: 10x1,03x7 = 72,1 triệu đồng

+ Tổng thời gian tham gia BHXH của ông A là: 12x8 + 7 = 103 tháng

+ Tổng số tiền đóng BHXH của ông A là: 958,85 triệu đồng

+ Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXh của ông A là: 907,35/103 = 8,81 triệu đồng/tháng

+ Thời gian ông A đóng BHXH trước năm 2014 là: 01 năm

+ Thời gian ông A đóng BHXH sau năm 2014 là: 7 năm 7 tháng → Tổng thời gian đóng BHXH được tính hưởng BHXH 1 lần sau năm 2014 là 8 năm (vì thời gian còn lại đóng từ 7 - 11 tháng được tính là 1 năm).

→ Tổng số tiền BHXH 1 lần mà ông A nhận được là: 8,81x1x1,5 + 8,81x8x2= 154,175 triệu đồng.

IV. Bao lâu được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần?

 Để hưởng BHXH 1 lần người lao động cần chuẩn bị bộ hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần (Mẫu số 14-HSB)
  • Sổ BHXH

Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần cần nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tạm kết

Hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần là một trong những quyền lợi người lao động được hưởng khi tham gia BHXH và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết trên đây từ Papaya có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan