Quay lạiQuay lại

Tips áp dụng hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh hiệu quả

24/1/2023

Share

Nội dung chính

1. Hiệu ứng cánh bướm là gì?
2. Nguồn gốc hiệu ứng cánh bướm
3. Áp dụng lý thuyết hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh
3.1 Phát triển thương hiệu với hiệu ứng cánh bướm
3.2 Quản trị nhân sự tốt hơn
3.2 Hiệu ứng cánh bướm trong đối nội, đối ngoại
4. Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống
Kết

Hiệu ứng cánh bướm là một khái niệm khoa học được áp dụng và phát triển rất nhiều trong những lĩnh vực về văn hóa, kinh tế, xã hội. Vậy hiệu ứng cánh bướm là gì, nó mang ý nghĩa thế nào, hãy cùng Papaya tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Hiệu ứng cánh bướm áp dụng vàonhiều lĩnh vực

Hiệu ứng cánh bướm áp dụng vàonhiều lĩnh vực

1. Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Hiệu ứng cánh bướm là một khái niệm khoa học, thể hiện độ nhạy cảm của các sự kiện. Có thể hiểu theo ý nghĩa đơn giản rằng, với mỗi một sự kiện nhỏ diễn ra có thể dẫn đến những kết quả khác nhau trong tương lai. 

2. Nguồn gốc hiệu ứng cánh bướm

Khái niệm này được nhà toán học Edward Norton Lorenz phát hiện ra khi đang thực hiện công việc nghiên cứu thời tiết của mình. Ông nhận ra rằng mỗi khi thực hiện làm tròn các con số ông luôn thu lại kết quả cuối cùng khác nhau, cho dù con số được làm tròn có nhỏ đến thế nào đi chăng nữa. 

Cái tên gọi hiệu ứng cánh bướm bắt nguồn từ một hình ảnh ẩn dụ về cái đập cánh của con bướm đã gây ra một chuỗi các sự kiện như thay đổi rất nhỏ về dòng không khí, nhiệt độ,… dẫn đến kết quả cuối cùng là hình thành nên một cơn bão. 

Một cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn bão ở rất xa

Một cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn bão ở rất xa

3. Áp dụng lý thuyết hiệu ứng cánh bướm trong kinh doanh

Kinh doanh là một loạt các hoạt động nhằm giải quyết những nhu cầu của con người, xã hội từ đó đem về giá trị cho bản thân. Những thương hiệu lớn trên thế giới hiện nay đều bắt nguồn từ một ý tưởng, và những bước đi nhỏ đầu tiên. Chính vì thế mà hiệu ứng cánh bướm lại tỏ ra rất hiệu quả khi được áp dụng vào lĩnh vực này. Tuy nhiên hiệu ứng cánh bướm không chỉ tác động lên thương hiệu, nó còn tác động lên những nhân viên, khách hàng, đối tác từ đó tạo ra kết quả lớn là sự phát triển của thương hiệu, sự phát triển của ngành và của nền kinh tế.

3.1 Phát triển thương hiệu với hiệu ứng cánh bướm

Bạn có biết trước khi trở thành tỷ phú, doanh nhân thương mại điện tử, Jack Ma từng chỉ là một giáo viên tiếng Anh. Nhưng mọi thứ đã thay đổi với một cú click chuột, đó khi Jack Ma lần đầu tiếp xúc với Internet sau chuyển đi ngắn đến thành phố Seattle. Và chắc hẳn bạn cũng đã biết, một loạt sự kiện kéo theo đó dẫn đến sự hình thành của tập đoàn Alibaba lớn mạnh đến bây giờ. 

Bạn có biết trước khi trở thành vua cà phê, Đặng Lê Nguyên Vũ từng chỉ là một sinh viên nghèo trường Y. Và mọi chuyện thay đổi khi ông phát hiện ra nghịch lý của cà phê Việt Nam: “Tại sao nông dân trồng cà phê vẫn nghèo, trong khi trên thế giới có quốc gia không trồng được cây cà phê nào vẫn giàu vì cà phê? Tại sao cà phê mình chỉ xuất hạt thô mà không chế biến xuất khẩu?”. Chính nghịch lý này đã kéo theo những sự kiện sau đó, tạo nên một thương hiệu cà phê Trung Nguyên hàng đầu như hiện nay. 

Thế nên những điều vĩ đại bắt nguồn từ ý tưởng nhỏ, những con sông hòa cùng nhau thành biển cả. Tuy nhiên không phải ý tưởng nào cũng có thể đem đến sự thành công lớn, đôi khi những con đường sẽ dẫn bạn đến thất bại. Bằng chứng là có đến 400 doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam phá sản mỗi ngày theo tổng cục thống kê. 

Vậy phải làm thế nào để gây dựng thương hiệu với hiệu ứng cánh bướm. Chăm chỉ, và làm việc thông minh sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời. Vì khởi nghiệp thành công cần đánh đúng vào nhu cầu của thị trường. Mà muốn tìm ra nhu cầu thị trường, bạn cần phải tích lũy đủ kiến thức, giá trị và độ nhạy cảm để nắm bắt được thời cơ mỗi khi cơ hội xuất hiện. Và khi bạn đã tìm ra ý tưởng nhỏ của mình, hiệu ứng cánh bướm sẽ mở ra những trang tiếp theo cho cuộc đời bạn. 

3.2 Quản trị nhân sự tốt hơn

Hiệu ứng cánh bướm trong quản trị nhân sự nằm ở việc nhân viên làm việc riêng trong giờ, mâu thuẫn nội bộ,…. Dần dần dẫn đến giảm hiệu suất làm việc, gây nên những kết quả không tốt cho công ty. Vậy những giải pháp nào sẽ giúp bạn quản trị nhân sự hiệu quả khi áp dụng hiệu ứng cánh bướm?

Hiệu ứng cánh bướm được áp dụng trong quản lý nhân sự

Hiệu ứng cánh bướm được áp dụng trong quản lý nhân sự

Hãy quan tâm đến nhân viên bằng những khuyến khích nhỏ

 Hiện nay một số doanh nghiệp thường xuyên đưa ra những phần quà, khuyến khích nhân viên để họ có thêm động lực trong công việc, và cảm tình với công ty, từ đó đảm bảo hiệu suất làm việc. 

Tổ chức những buổi team building

Tổ chức team building khiến các nhân viên trong công ty gắn bó hơn với nhau, cải thiện tinh thần giúp nhân viên làm việc hăng say hơn. 

Tổ chức những buổi đào tạo, họp định kỳ

 Việc đào tạo không chỉ nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên, mà còn là cơ hội để người lãnh đạo và nhân viên được trò chuyện, giãi bày những bất đồng, khó khăn trong công việc, từ đó cải thiện hiệu suất làm việc. 

Theo Richard Branson, nhân viên đến trước khách hàng. Nên để có được kết quả thuận lợi trong kinh doanh, hãy tác động đến nhân viên của bạn, hướng họ đến với năng lượng tốt đẹp, hiệu ứng cánh bướm sẽ đem về cho bạn những khách hàng quan trọng.  

3.2 Hiệu ứng cánh bướm trong đối nội, đối ngoại

Đôi khi những cổ đông thân thiết hoàn toàn có thể rút vốn sang một công ty khác nếu họ cảm thấy không nhận đủ những giá trị ở phía bạn. Những khách hàng tiềm năng hoàn toàn có thể lựa chọn các sản phẩm khác thay vì sản phẩm công ty của bạn. 

Đôi khi những giá trị mà các cổ đông và các khách hàng nhận được từ bạn không chỉ là giá trị vật chất mà còn là những giá trị tinh thần, được tôn trọng và trân quý. 

Hãy quan tâm đến những người này bằng những chi tiết rất nhỏ, như chúc mừng những dịp trọng đại, những món quà nhỏ, hay những sự quan tâm. Tất cả những điều này sẽ giúp bạn và các đối tác, bạn hàng có mối quan hệ vững mạnh.

4. Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống

Hiệu ứng cánh bướm trong cuộc sống đôi khi cũng rất đa dạng, có vui có buồn. Tuy nhiên, cuộc sống là vậy chúng ta không thể kiểm soát những rủi ro có thể xảy ra, điều cần thiết là hãy hướng đến những giá trị tốt đẹp, mang lại hạnh phúc. 

Hiệu ứng cánh bướm giải thích cho quan điểm nhân quả trong cuộc sống

Hiệu ứng cánh bướm giải thích cho quan điểm nhân quả trong cuộc sống

Còn nhớ những năm đầu khi đại dịch covid bùng phát, cậu bé Andy Đào Nguyễn đã dùng 10 triệu tiền lì xì của em để mua khẩu trang y tế, phát miễn phí cho người dân. Chính hành động nhỏ bé nhưng cao cả này của em đã tạo nên hiệu ứng cánh bướm, làm nở rộ phong trào lá lành đùm lá rách của người Việt. Hàng loạt những nhà từ thiện cùng góp sức ủng hộ công tác phòng chống đại dịch tại Việt Nam. Mặc dù Andy có thể không phải người đầu tiên đứng lên chống lại dịch bệnh, và số tiền mà em bỏ ra từ thiện cũng không nhiều, những câu chuyện mà em mang đến đã lan tỏa những hiệu ứng tốt đẹp trong hoàn cảnh khó khăn nhất. 

Hiệu ứng cánh bướm cũng được thể hiện dưới góc nhìn nhân quả qua quan điểm “Gieo nhân nào gặt quả đấy”. Hiểu rõ điều này, đã có rất nhiều những trường đại học thành lập những đội sinh viên tình nguyện, những đoàn thể thành lập quỹ khuyến học, hội từ thiện, đem những hành động dù to lớn, hay nhỏ bé đóng góp cho xã hội. Rồi từ đó, có thể là ngay hôm sau, hoặc nhiều năm nữa, những con người được hưởng lợi từ công việc thiện nguyện này lại một lần nữa tạo ra nhiều giá trị, giúp xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. 

Kết

Hiệu ứng cánh bướm là một quan điểm thú vị dưới góc độ khoa học, và là một học thuyết giải thích các hiện tượng biện chứng khá hợp lý. Tuy rằng khoa học hiện đại phát triển có nhiều tranh cãi xoay quanh học thuyết này, xong chúng ta không thể phủ nhận những tác động tích cực mà nó mang lại trong đời sống. Còn bạn thì sao? Quan điểm của bạn về hiệu ứng cánh bướm là gì? Theo dõi papaya để cập nhật những thông tin thú vị khác nữa nhé. 

Quay lạiQuay lại
Share