Quay lạiQuay lại

Dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu và cách xử lý

7/1/2023

Share

Nội dung chính

Dọa sảy thai là gì?
Dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu
Dọa sảy thai được chẩn đoán như thế nào?
Mẹ bầu nên làm gì khi bị dọa sảy thai?
Cách phòng ngừa tình trạng dọa sảy thai
Kết luận

Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu, bởi lúc này thai nhi chưa làm tổ vững chắc trong bụng mẹ. Dọa sảy thai là vấn đề thường gặp của bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì vậy việc nhận biết các dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu là điều vô cùng cần thiết giúp mẹ bầu có thể xử lý kịp thời để tiếp tục thai kỳ một cách khỏe mạnh.

Dọa sảy thai là gì?

"Dọa sảy thai" là thuật ngữ dùng để mô tả hiện tượng chảy máu bất thường và đau bụng xảy ra trong khi quá trình mang thai vẫn còn tiếp diễn. Mặc dù chảy máu âm đạo là phổ biến trong thời kỳ đầu mang thai, nhưng bất cứ triệu chứng bất thường nào ngoài đốm máu trong ba tháng đầu đều có thể được coi là dọa sẩy thai.

Dọa sảy thai là phổ biến trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ vì đây là thời điểm nhau thai rất dễ bị bong ra. Sau thời gian đó, triệu chứng dọa sảy thai này không còn phổ biến nữa. Trong hầu hết các trường hợp, nguy cơ dọa sảy thai kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau khi thụ thai.

Dọa sảy thai xảy ra ở 20% các trường hợp mang thai. Mặc dù hầu hết mọi người sẽ tiếp tục sinh con mà không gặp sự cố nào. Nhưng cứ bảy người thì có một người sẽ gặp các triệu chứng dọa sảy thai nặng hơn và dẫn đến sảy thai. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu là điều vô cùng quan trọng nhằm có biện pháp điều trị kịp thời để tiếp tục duy trì thai kỳ một cách khỏe mạnh.

Dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu

Chảy máu âm đạo là dấu hiệu doạ sảy thai 3 tháng đầu mẹ nên lưu ý.

Chảy máu âm đạo là dấu hiệu doạ sảy thai 3 tháng đầu mẹ nên lưu ý.

Dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên lưu ý là:

  • Chảy máu âm đạo, có thể là lốm đốm máu hoặc máu chảy thành cục.
  • Đau kiểu nhẹ (không phải lúc nào cũng xuất hiện).

Bạn có thể nhận thấy máu chảy ra khi đi vệ sinh dưới dạng một vệt màu hồng, nâu hoặc đỏ. Sau khi nằm một lúc, bạn có thể bị chảy máu nhiều hơn khi đứng dậy; điều này là do máu đọng lại trong âm đạo khi bạn nằm.

Từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bất kỳ trường hợp chảy máu âm đạo bất thường nào đều có khả năng sảy thai cao. Các mẹ cần chú ý các dấu hiệu dọa sảy thai tháng thứ 4 như tử cung co bóp mạnh, co thắt, chảy máu âm đạo, tức và đau vùng bụng dưới, đau lưng.

Đặc biệt, việc ra máu màu đen hoặc nâu sẫm là dấu hiệu dọa sảy thai tháng thứ 4 vô cùng nguy hiểm. Lúc này khả năng thai bị chết lưu trong bụng mẹ tương đối cao. Ngoài ra, nếu người mẹ đột nhiên mất đi một phần cảm giác mang thai, ví dụ như không còn đi tiểu nhiều, ăn uống trở nên bình thường, hoặc không cảm nhận được cử động của thai nhi,… thì mẹ phải đến bệnh viện ngay.

Dọa sảy thai được chẩn đoán như thế nào?

Siêu âm và xét nghiệm máu là các phương pháp chẩn đoán mẹ bầu có bị sảy thai hay không.

Siêu âm và xét nghiệm máu là các phương pháp chẩn đoán mẹ bầu có bị sảy thai hay không.

Nếu có các dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu như bị chảy máu hoặc chuột rút, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm kiểm tra như:

  • Khám phụ khoa để kiểm tra xem cổ tử cung mở hay đóng và xem xét lượng máu chảy 
  • Siêu âm qua ngã âm đạo để kiểm tra hoạt động của tim thai và sự phát triển của thai nhi, tình trạng bánh nhau, tử cung,...
  • Xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hormone hCG và progesterone trong máu nếu còn quá sớm để siêu âm. Nếu mức độ tiếp tục tăng, đó là dấu hiệu tốt cho thấy thai kỳ của bạn đang tiếp tục.

Hãy nhớ rằng, đôi khi quá trình mang thai của bạn có thể diễn ra bình thường ngay cả khi bạn bị chảy máu sớm. Tuy nhiên nếu gặp bất kỳ triệu chứng dọa sảy thai nào, bạn nên gặp bác sĩ càng sớ để được kiểm tra và kê đơn điều trị sớm.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị dọa sảy thai?

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi giữ gìn sức khỏe, tinh thần ổn định để tử cung không bị kích thích vào thời điểm này.

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi giữ gìn sức khỏe, tinh thần ổn định để tử cung không bị kích thích vào thời điểm này.

Dọa sảy thai xảy ra đa phần là do mẹ bầu bị kiệt sức, suy nhược cơ thể. Vì vậy, khi có các dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu, thai phụ cần chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, vận động nhiều. Ngoài ra, bà bầu có thể thực hiện những lưu ý sau để bảo vệ thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ:

  • Mẹ bầu có thể dành 30 phút mỗi ngày để tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để khỏe mạnh hơn;
  • Thư giãn, nghỉ ngơi và giữ tâm trạng tốt;
  • Tránh xoa bụng hoặc tự khám vì có thể gây kích ứng cổ tử cung và gây sảy thai;
  • Tránh quan hệ tình dục trong thời gian này;
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như ăn nhiều rau xanh và hoa quả, ít dầu mỡ;
  • Không uống rượu, bia, hút thuốc lá trong mọi trường hợp;
  • Khám thai thường xuyên và dùng đúng thuốc bác sĩ chỉ định để giữ thai;

Cách phòng ngừa tình trạng dọa sảy thai

Quá trình mang thai luôn đối mặt với nhiều nguy hiểm, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ do thai nhi chưa làm tổ vững chắc trong tử cung người mẹ. Vì vậy, bà bầu cần hết sức cẩn thận với những dấu hiệu doạ sảy thai 3 tháng đầu bất thường của cơ thể như ra máu hay đau bụng bất thường. Bà bầu có thể chủ động thực hiện một số biện pháp phòng tránh như:

  • Đi khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe thai nhi cũng như được hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ đúng cách.
  • Bổ sung axit folic đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ giúp tăng cường sức khỏe cho bà bầu cũng như sự phát triển trí não của thai nhi. Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo bà bầu nên bổ sung 400mg axit folic trong 3 tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh cho thai nhi.
  • Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, lành mạnh như ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt, trứng, cá… Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc kiêng cữ cũng khá quan trọng. Bà bầu nên tránh một số thực phẩm dễ gây sảy thai như: ngải cứu, đu đủ, dứa, rau muống. Đồng thời, không nên hoặc hạn chế ăn các loại thực phẩm như thịt sống, trứng tái, rau sống, chưa rửa sạch, chưa qua chế biến để giảm nguy cơ sảy thai, sảy thai.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có cồn khác.
  • Uống đủ nước 2 lít mỗi ngày: Uống nhiều nước sẽ giúp chất lỏng dễ dàng di chuyển khắp cơ thể, giảm các triệu chứng nguy hiểm khi mang thai như phù nề, táo bón và mệt mỏi.
  • Nên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng nhưng không nên nằm yên một chỗ quá lâu.
  • Hạn chế quan hệ vợ chồng trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Kết luận

Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, nguy cơ sảy thai là tương đối cao và phổ biến. Doạ sảy thai là dấu hiệu báo trước của sảy thai. Vì vậy, để vượt qua 3 tháng đầu an toàn, tốt nhất mẹ bầu cần lưu ý các dấu hiệu dọa sảy thai 3 tháng đầu để có biện pháp xử lý kịp thời giúp thai được tiếp tục phát triển.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan