Quay lạiQuay lại

Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Những điều mẹ cần biết

9/10/2022

Share

Nội dung chính

1. Cục thịt sảy thai là gì?
2. Phân biệt máu báo sảy thai, máu báo thai và máu kinh nguyệt
3. Các bà mẹ nên làm gì sau khi sảy thai ra cục thịt?
Phải thăm khám kịp thời
Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần sau khi sảy thai

Đối với các bà mẹ không may bị sảy thai, việc xuất hiện cục thịt sảy thai khiến không ít người băn khoăn, lo lắng. Vậy sảy thai ra cục thịt là gì? Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây các bạn nhé!

Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào?

Cục thịt sảy thai ra máu như thế nào?

1. Cục thịt sảy thai là gì?

Sảy thai là hiện tượng túi thai bị đẩy ra ngoài trước thời điểm thai kỳ đạt đến sự phát triển có thể tồn tại độc lập với cơ thể người mẹ. Hầu hết hiện tượng sảy thai diễn ra khi thai kỳ dưới 20 tuần tuổi, trong đó có đến 80% các ca sảy thai diễn ra vào thời điểm 3 tháng đầu tiền (từ tuần 1 đến tuần 12). Đây là một trong những biến chứng thai sản thường gặp nhất.

Trong trường hợp này, âm đạo của người mẹ có dấu hiệu xuất hiện các khối máu đặc, nhỏ, màu đỏ sẫm. Khối màu này chứa một mảnh hoặc toàn bộ túi thai, được gọi là cục thịt sảy thai.

Khái niệm cục thịt sảy thai

Khái niệm cục thịt sảy thai

2. Phân biệt máu báo sảy thai, máu báo thai và máu kinh nguyệt

Ở các bà mẹ bị sảy thai, dấu hiệu bắt đầu thường là đau quặn bụng dưới kèm chảy máu bất thường ở âm đạo. Sau đó, dưới áp lực co bóp của cổ tử cung, cục thịt sẩy thai được đẩy ra ngoài, nếu túi thai còn nhỏ thì tử cung sẽ đẩy ra máu báo sảy thai.

Tuy nhiên, vì màu sắc và hình dạng của máu báo sảy thai nhiều nét tương đồng với máu báo thai hay máu kinh nguyệt, do đó nhiều bà mẹ cảm thấy hoang mang, lo lắng, thậm chí là nhầm lẫn khi gặp tình huống này.

Vậy máu kinh nguyệt, máu báo thai khác máu báo sảy thai như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bảng so sánh các đặc điểm dưới đây.

Đặc điểmThời gian chảy máuMàu sắcMùiKết cấuCác triệu chứng kèm theo
Máu báo sảy thaiCó thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Thời gian chảy máu khi sảy thai có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần.Ban đầu có thể có màu hồng, nhưng hầu hết các trường hợp sảy thai ra máu màu đỏ sẫm, thậm chí chuyển sang màu nâuMùi tanh của máuGồm khối máu nhỏ đông đặc, nhìn hình dạng giống cục thịt.Đău quặn bụng dưới, đau lưng, chuột rút, mệt mỏi, mất các dấu hiệu ốm nghén
Máu báo thaiThường xuất hiện trong vòng 1 - 2 tuần từ sau khi quan hệ. Thời gian chảy máu chỉ  từ 1 - 2 ngàyMàu hồng nhạt hoặc đỏ tươi.Do số lượng máu chảy không nhiều nên thường không có mùi hoặc chỉ có mùi tanh nhẹ.Thường xuất hiện theo đốm nhỏ, không kèm khối máu đông hoặc dịch nhầy.Đau bụng râm ran, nhiều trường hợp ko có triệu chứng đi kèm
Máu kinh nguyệtThường xuất hiện theo chu kỳ từ 21 đến 35 ngày. Mỗi lần chảy máu kinh nguyệt kéo dài từ 5 - 10 ngày, tùy vào cơ địa mỗi ngườiMàu đỏ tươi hoặc đỏ thẫmMùi tanh của máuMáu kinh nguyệt thường loãng, đôi khi đi kèm các cục máu đôngMệt mỏi, thay đổi tâm trạng, đau bụng dưới, đau lưng

3. Các bà mẹ nên làm gì sau khi sảy thai ra cục thịt?

Việc sảy thai thường gây ra tác động lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ. Do đó, các bà mẹ không may xuất hiện cục thịt sảy thai cần nhận được chế độ chăm sóc đặc biệt. 

Có thể bạn quan tâm: Rối loạn tâm lý khi mang thai có nguy hiểm không?

Phải thăm khám kịp thời

Khi thấy máu sảy thai trong những tuần đầu hoặc xuất hiện cục thịt sảy thai, các bà mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và thăm khám kịp thời. Tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ sẽ đưa ra các hướng xử trí khác nhau. 

Thông thường, đối với người xuất hiện cục thịt sảy thai, bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra xem liệu còn sót nhau thai hay không. Nếu có, các bà mẹ cần dùng thuốc hoặc nạo hút sớm để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm.

Ngoài ra, các bà mẹ nên duy trì lịch thăm khám định kỳ để tầm soát và phát hiện sớm những bất thường trong sức khỏe sinh sản, từ đó hạn chế rủi ro không đáng có trong những lần mang thai tiếp theo.

Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần sau khi sảy thai

Việc sảy thai gây ra các tác động không hề nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các bà mẹ.

Về mặt thể chất, tử cung sau khi trải qua sự tổn thương phải đối mặt với nguy cơ bị viêm nhiễm nếu không được chăm sóc đúng cách. Bên cạnh đó, cơ thể người mẹ có xu hướng bị thiếu hụt các khoáng chất như sắt, canxi, magie,… Do đó, việc xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là điều rất quan trọng.

  • Nên bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng trong bữa ăn, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho người mẹ như thịt bò, đậu nành, thịt, cá, các loại hạt,…
  • Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... trong khoảng thời gian sau sảy thai.
  • Tránh vận động hoặc làm việc nặng nhọc, quá sức.
  • Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phù hợp để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm. Thay băng vệ sinh mỗi 3 - 4 giờ. Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo trong thời gian này.
  • Massage nhẹ nhàng hoặc chườm ấm vùng bụng dưới giúp tăng quá trình lưu thông khí huyết và hỗ trợ tử cung nhanh chóng hồi phục.
  • Không nên quan hệ tình dục trong vòng 1 tháng sau khi sảy thai.

Về mặt tinh thần, người mẹ bị sảy thai thường xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như thất vọng, đau khổ, tự trách bản thân, hối hận, … Trong giai đoạn khó khăn này, các bà mẹ rất cần sự động viên và chia sẻ từ gia đình và những người xung quanh.

  • Các bà mẹ nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, hạn chế suy nghĩ về những điều tiêu cực. 
  • Gia đình và người thân nên đồng hành, cùng lắng nghe và chia sẻ với các bà mẹ. Trong trường hợp nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong tâm lý người mẹ, nên tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia về sức khỏe tâm lý.
Chăm sóc cho bà mẹ bị sảy thai

Chăm sóc cho bà mẹ bị sảy thai

Hy vọng rằng, những thông tin bổ ích trong bài viết hôm nay đã giúp các bạn hiểu hơn về việc sảy thai cũng như hiện tượng cục thịt sảy thai ra máu như thế nào. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể chăm sóc và cải thiện sức khỏe nếu chẳng may rơi vào trường hợp này các bạn nhé!

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan