Quay lạiQuay lại

Chị em phụ nữ có nên tiêm phòng uốn ván khi mang thai?

31/0/2023

Share

Nội dung chính

1. Uốn ván là bệnh gì?
2. Lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai dành cho các chị em phụ nữ
Đối với người chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi hoặc chưa rõ tiền sử tiêm
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi phòng uốn ván có chứa thành phần liều cơ bản
Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi phòng uốn ván có chứa thành phần liều cơ bản và 1 mũi nhắc lại
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi tiêm phòng uốn ván

“Có nên tiêm phòng uốn ván khi mang thai?” là điều mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm, thắc mắc. Trong bài viết dưới đây, Papaya sẽ chia sẻ đến các bạn đọc tầm quan trọng của việc tiêm phòng uốn ván cũng như thời điểm thích hợp để thực hiện mũi vắc-xin này. Hãy cùng theo dõi các bạn nhé!

Có nên tiêm phòng uốn ván khi mang thai? (Nguồn: Canva)

Có nên tiêm phòng uốn ván khi mang thai? (Nguồn: Canva)

1. Uốn ván là bệnh gì?

Uốn ván (hay còn được gọi là bệnh phong đòn gánh) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Đây là loại trực khuẩn mang độc tố mạnh, gây bệnh nhanh và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết thương hở. Người bị uốn ván có tỷ lệ tử vong cao (lên đến 90%) do các chất độc trong vi khuẩn gây tê cứng hàm, lưỡi, sau đó lan ra lồng ngực và toàn bộ cơ thể khiến bệnh nhân không thể thở được. 

Trực khuẩn uốn ván có khả năng sinh tồn mạnh, dù đun sôi và tiệt trùng trong thời gian dài thì cũng khó để loại bỏ được hoàn toàn. Do đó, việc tiêm vắc-xin phòng uốn ván luôn được khuyến cáo cho tất cả mọi đối tượng, đặc biệt đối tượng dễ nhiễm bệnh như phụ nữ mang thai. 

Trong quá trình sinh nở, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể người mẹ qua đường sinh dục hoặc vết thương phẫu thuật gây uốn ván tử cung. Đối với em bé, loại vi khuẩn này có thể xâm nhập thông qua vết cắt dây rốn gây chứng cứng khớp, đau cơ, nếu không điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao. 

Vắc-xin phòng uốn ván đã được chứng minh an toàn đối với phụ nữ đang mang thai. Việc tiêm phòng đầy đủ không chỉ giúp bảo vệ người mẹ mà đứa con sinh ra cũng nhận được đề kháng thụ động. Điều này giúp trẻ chống lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn uốn ván trong những năm tháng đầu khi mới chào đời. 

Vắc-xin phòng uốn ván rất an toàn đối với phụ nữ mang thai (Nguồn: Canva)

Vắc-xin phòng uốn ván rất an toàn đối với phụ nữ mang thai (Nguồn: Canva)

2. Lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai dành cho các chị em phụ nữ

Trong Thông tư 38/2017/TT-BYT, Bộ Y tế đã đưa ra khuyến cáo về lịch tiêm vắc-xin phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai như sau:

Đối với người chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi hoặc chưa rõ tiền sử tiêm

Các mũi tiêm được thực hiện theo lộ trình như sau:

Mũi 1: Tiêm sớm, khi có thai lần đầu.

Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Mũi 3: Tiêm sau mũi 2 ít nhất 6 tháng hoặc vào kỳ thai sau.

Mũi 4: Tiêm sau mũi 3 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.

Mũi 5: Tiêm sau mũi 4 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.

Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi phòng uốn ván có chứa thành phần liều cơ bản

Các lần tiêm tiếp theo được thực hiện theo lộ trình như sau:

Lần 1: Tiêm sớm, khi có thai lần đầu.

Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.

Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 1 năm.

Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi phòng uốn ván có chứa thành phần liều cơ bản và 1 mũi nhắc lại

Các lần tiêm tiếp theo được thực hiện theo lộ trình như sau:

Lần 1: Tiêm sớm, khi có thai lần đầu.

Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 năm.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi đi tiêm phòng uốn ván

Chị em phụ nữ khi đi tiêm phòng uốn ván cần lưu ý một số điều sau:

- Vì lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai tương đối phức tạp, do đó các chị em nên chủ động tiêm phòng sớm và đầy đủ để đảm bảo khả năng phòng bệnh ở mức tốt nhất.

- Chị em phụ nữ nên ưu tiên lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín, đảm bảo chất lượng để thực hiện các mũi tiêm phòng.

- Không nên tiêm phòng khi bị ốm hoặc có các dấu hiệu như sốt, nhức mỏi cơ thể,...

- Báo với bác sĩ nếu thai phụ có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng với bất kỳ loại vắc-xin nào trước đây.

- Sau khi tiêm phòng có thể gặp phải các phản ứng tại chỗ như sưng, nóng, đau vùng tiêm. Đây là những triệu chứng bình thường, không đáng lo ngại, thường tự hết sau 1 - 2 ngày.

- Thai phụ nên ở lại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút sau khi tiêm để theo dõi các phản ứng với vắc-xin nếu có.

- Nếu gặp phải các triệu chứng lạ sau tiêm như khó thở, tức ngực, buồn nôn hay bất kỳ triệu chứng quá mẫn bất thường nào khác, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.

- Trong trường hợp người mẹ đã thực hiện đầy đủ 5 mũi uốn ván nhưng lần mang thai tiếp theo có thời gian cách mũi tiêm cuối cùng trên 10 năm thì vẫn phải tiêm nhắc lại. Đây là điều mà các bà mẹ mang thai lần 2, 3 cần lưu ý.

Tiêm phòng uốn ván là cách phòng bệnh tốt nhất cho cả mẹ và bé (Nguồn: Canva)

Tiêm phòng uốn ván là cách phòng bệnh tốt nhất cho cả mẹ và bé (Nguồn: Canva)

Hy vọng rằng, những kiến thức hữu ích mà Papaya chia sẻ trong bài viết đã giúp các chị em phụ nữ giải đáp được thắc mắc “Có nên tiêm phòng uốn ván khi mang thai hay không?”. Vắc-xin phòng uốn ván đã được chứng minh an toàn với thai nhi, do đó các bà mẹ nên chủ động tiêm phòng sớm để phòng tránh nguy cơ bị nhiễm uốn ván trong quá trình chuyển dạ sinh nở. 

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan