Nội dung chính
Tôi nghe về thông tin chế độ thai sản về sớm 1 tiếng, cho tôi hỏi đây có phải là một trong những quyền lợi mà người lao động nữ đang nuôi con nhỏ được hưởng không? Nếu có, thì tôi cần làm gì để hưởng quyền lợi này? Mong được giải đáp. Xin cảm ơn rất nhiều.
Đáp
Chào bạn, về thắc mắc chế độ thai sản về sớm 1 tiếng Papaya sẽ có thông tin giải đáp dưới đây nhé!
1. Quy định chế độ thai sản về sớm 1 tiếng
Chế độ thai sản về sớm 1 tiếng là một quy định trong Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực đến hiện nay. Cụ thể bạn sẽ phép giảm bớt 1 giờ làm việc hàng ngày hoặc có thể chuyển sang làm một công việc an toàn, nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó khi về sớm 1 tiếng người lao động không bị cắt giảm tiền lương và quyền lợi.
Trước đây chế độ này chỉ áp dụng với người lao động nữ làm việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 7. Hiện nay, chế độ thai sản về sớm 1 tiếng sẽ có hiệu lực đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, bạn cũng cần thuộc một trong hai trường hợp dưới đây:
- Công việc, làm nghề nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại hoặc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai của người lao động nữ
Như vậy, chế độ cho người lao động nữ nghỉ sớm 1 tiếng trong thời gian mang thai đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng chỉ áp dụng với một số trường hợp. Không phải tất cả lao động nữ mang thai đều được hưởng. Bên cạnh đó, để hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng bạn còn phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.
2. Làm thế nào để được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng?
Để được hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng người lao động nữ cần cung cấp đầy đủ cho doanh nghiệp (người sử dụng lao động) các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin về sớm chế độ thai sản 1 tiếng/ Đơn đề nghị hưởng chế độ thai sản về sớm 1 tiếng
- Giấy xác nhận bạn đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Mẫu đơn xin về sớm hưởng chế độ thai sản mới nhất: Trong trường hợp người lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi và đủ các điều kiện theo quy định Điều 137, Bộ luật lao động 2019 có thể chuẩn bị mẫu đơn tại đây.
Hướng dẫn viết đơn xin về sớm chế độ thai sản
- Mục số 1 và 8: Điền thông tin của phòng ban/cá nhân có thẩm quyền phê duyệt
Ví dụ: Ban giám đốc công ty TNHH ABC/ Ông: Phạm Văn X giám đốc công ty ABC
- Các mục 2, 3, 4 điền thông tin cá nhân của bạn
- Tại mục số 5 điền tên công ty hoặc đơn vị bạn đang làm việc
- Mục số 6 điền thông tin thời gian xin về sớm từ ngày bao nhiêu đến ngày bao nhiêu
- Mục số 9, 10 điền chức danh và họ tên của người có thẩm quyền phê duyệt
- Các mục 11, 12 điền nơi làm đơn và ngày làm đơn
- Mục 13 điền họ tên người làm đơn
Chú ý bạn cần trình bày rõ ràng sạch đẹp để thể hiện sự chuyên nghiệp. Nếu công ty yêu cầu làm một mẫu đơn khác, thì hãy tuân thủ theo quy định của công ty. Trong trường hợp người lao động nữ muốn xin đến trễ có thể linh động viết đơn theo thoả thuận với doanh nghiệp.
❓ Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tìm hiểu một số thông tin về chế độ thai sản dành cho lao động nữ tại một số bài viết sau đây:
- Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản 2023 cho người lao động
- Cập nhật chế độ thai sản mới nhất năm 2023
- Mức hưởng chế độ thai sản được tính như thế nào?
- Cách tra cứu tiền bảo hiểm thai sản nhanh chóng năm 2023
- Bảo hiểm chi trả thai sản hạch toán thế nào?
- Quy định về chế độ thai sản của giáo viên khi sinh con mới nhất