Quay lạiQuay lại

3 cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo cho bà bầu

29/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Tổng quan về nhau tiền đạo
2. Nguyên nhân và những dấu hiệu thường gặp ở rau tiền đạo
2.1 Nguyên nhân gây nên rau tiền đạo.
2.2 Những dấu hiệu thường gặp ở nhau tiền đạo
3. Cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo
4. Cách phòng tránh nhau tiền đạo ở mẹ bầu.

Nhau tiền đạo là một trong những biến chứng thai kỳ đe doạ tính mạng của mẹ và bé. Nếu không được điều trị kịp thời và phát hiện sớm thông qua những dấu hiệu bất thường sẽ khó tránh những tình huống xấu nhất, thậm chí có thể tử vong. Chính vì vậy, các mẹ bầu nên tìm hiểu nguyên nhân, cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo và cách ngăn ngừa nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ bầu lẫn em bé. Nội dung bài viết này sẽ chia sẻ tới các mẹ một cách chi tiết và rõ ràng nhất.

Nhau tiền đạo là một trong những biến chứng thai kỳ đe doạ tính mạng của mẹ và bé

Nhau tiền đạo là một trong những biến chứng thai kỳ đe doạ tính mạng của mẹ và bé

1. Tổng quan về nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo hay rau tiền đạo là thuật ngữ y tế chỉ tình trạng nhau thai nối với mặt trước của cổ tử cung. Trong quá trình mang thai, trứng thụ tinh sẽ làm tổ ở mặt sau của thành tử cung. Nếu nhau thai bám vào phần dưới của tử cung thì sẽ che phủ một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. Và hiện tượng này kéo dài trong những tháng cuối của thai kỳ sẽ  xảy ra nhau tiền đạo.

Dựa vào vị trí bám của nhau thai, nhau tiền đạo được chia thành 4 loại:

  • Nhau tiền đạo bám thấp: Là bờ bánh nhau bám vào đoạn dưới của cổ tử cung, chưa đến lỗ trong tử cung.
  • Nhau tiền đạo bám mép: Là bờ bánh nhau bám đến bờ (mép) của tử cung.
  • Nhau tiền đạo bán trung tâm: Là hiện tượng bánh nhau che phủ một phần lỗ trong cổ tử cung.
  • Nhau tiền đạo trung tâm: Là tình trạng bánh nhau che kín hoàn toàn lỗ tử cung. Trường hợp này thường chiếm 20 - 30% các trường hợp trên.

2. Nguyên nhân và những dấu hiệu thường gặp ở rau tiền đạo

2.1 Nguyên nhân gây nên rau tiền đạo.

Hiện tại, nguyên do gây nên rau tiền đạo vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, bánh nhau có thể phát triển ở bất kỳ vị trí nào mà phôi thai làm tổ trong tử cung. Đồng nghĩa nếu phôi thai làm ở những vị trí như trên thì sẽ dẫn đến tình trạng nhau tiền đạo. 

Bên cạnh đó, những yếu tố có thể tác động làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng rau tiền đạo như:

  • Phụ nữ đã trải qua quá nhiều lần sinh.
  • Sản phụ có em bé ở độ tuổi quá lớn (trên 35 tuổi).
  • Thai phụ có tiền sử bị sảy thai hoặc nạo phá thai trước đó nhiều lần.
  • Mẹ bầu gặp tình trạng bị viêm nhiễm cổ tử cung trước khi mang thai.
  • Tử cung của mẹ bầu có hình dáng bất thường hoặc trước đó sản phụ đã bị nhau tiền đạo.
  • Phụ nữ mang song thai, đa thai có bánh nhau quá lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh. 
  • Cuối cùng, phụ nữ mang thai có lối sống không lành mạnh và không khoa học, thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá.
Một vài nguyên nhân gây nên rau tiền đạo

Một vài nguyên nhân gây nên rau tiền đạo

2.2 Những dấu hiệu thường gặp ở nhau tiền đạo

Trước khi tìm hiểu cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo, các mẹ nên lưu tâm những biểu hiện từ đó có thể phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Những dấu hiệu có thể kể đến như:

  • Mẹ bầu bị xuất huyết âm đạo. Máu chảy ra có màu đỏ tươi, có thể vón cục nhưng không có cảm giác đau đớn. Tình trạng này thường gặp ở 3 tháng cuối của thai kỳ.
  • Hiện tượng chảy máu ở âm đạo có thể nặng hoặc nhẹ, chảy máu ít hoặc nhiều hoặc có thể tự hết mà không cần điều trị. Tuy nhiên, những triệu chứng này tái phát thì sẽ ở mức độ tăng dần.
  • Một số trường hợp mẹ bầu bị nhau tiền đạo chảy máu kèm theo cơn đau co thắt.

Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường khi mang thai, nhất là trong 3 tháng giữa hoặc cuối. Mẹ bầu nên đến cơ sở y tế ngay để được can thiệp kịp thời. Tránh những trường hợp mất máu quá nặng ảnh hưởng tới tính mạng mẹ và bé.

3. Cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo

Thai phụ bị nhau tiền đạo sẽ cần được nhập viện để theo dõi và chọn lựa phương pháp sinh phù hợp. Phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định tiếp tục chờ tới khi chuyển dạ hay mổ lấy thai. 

Tuy nhiên, bác sĩ sẽ quyết định dùng thủ thuật nào dựa trên yếu tố như lượng máu chảy ra, giai đoạn bị mắc bệnh và tình trạng sức khỏe mẹ và bé. Bên cạnh đó, lượng máu bị mất đi chính là yếu tố quan trọng khi quyết định tình trạng này. Chính vì vậy, cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo trong một số trường hợp như:

  • Tình trạng chảy máu ít hoặc không chảy máu: Đối với tình huống này, bác sĩ sẽ đề nghị sản phụ nghỉ ngơi vùng khung chậu. Điều này sẽ hạn chế đưa bất kỳ thứ gì vào âm đạo để ngăn ngừa biến chứng. Thai phụ cũng cần tránh quan hệ hệ tình dục và tập thể dục thể thao. Nếu ra máu bất thường thì nên đi khám càng sớm càng tốt. 
  • Tình trạng chảy máu nhiều: Trong thường hợp này, bác sĩ sẽ lên lịch sinh mổ càng sớm càng tốt bởi vì thời điểm sinh em bé an toàn nhất là sau 36 giờ. Nếu cần phải mổ sớm hơn, thai nhi có thể được tiêm corticosteroid để tăng tốc độ phát triển phổi.
  • Tình trạng ra máu không thể kiểm soát được: Tình huống này chỉ có cách là tiến hành mổ lấy thai một cách khẩn cấp.
  • Chú ý tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cầm máu cho bà bầu. Bác sĩ là người hiểu rõ nhất bệnh của người mẹ. Họ sẽ cân nhắc giữa sức khỏe của mẹ và mức độ ảnh hưởng tới thai nhi, sau đó quyết định nên sử dụng thuốc nào, liều lượng ra sao.

Ngoài ra, nằm nghiêng bên trái là tư thế nằm khi bị nhau tiền đạo tốt nhất cho mẹ bầu. Nằm nghiêng bên trái còn có tác dụng hỗ trợ cơ tim, cải thiện lưu thông hệ thống mạch bạch huyết trong cơ thể. Trong giai đoạn thai kỳ, tử cung tăng kích thước và nằm lệch phía bên phải ổ bụng của người phụ nữ. Vì vậy nằm nghiêng bên trái là động tác giúp đưa tử cung về vị trí trung gian, giảm chèn ép mạch máu và tăng lưu thông tuần hoàn trong cơ thể người mẹ.

Thai phụ bị nhau tiền đạo sẽ cần được nhập viện để theo dõi và chọn lựa phương pháp sinh phù hợp

Thai phụ bị nhau tiền đạo sẽ cần được nhập viện để theo dõi và chọn lựa phương pháp sinh phù hợp

4. Cách phòng tránh nhau tiền đạo ở mẹ bầu.

Nhau tiền đạo là một biến chứng thai kỳ cực kỳ nguy hiểm. Chính vì thế, ngoài việc tìm hiểm cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo, các mẹ nên lưu ý những điều sau để có một thời gian mang thai thật khỏe mạnh và an toàn:

  • Nhập viện ngay khi được chẩn đoán bị rau tiền đạo ở những tháng cuối của thai kỳ.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và không sử dụng chất kích thích khi mang thai.
  • Tuân thủ những quy định của bác sĩ sau khi mổ lấy thai từ đó tránh được những biến chứng nguy hiểm ở vết mổ.
  • Đến cơ sở y tế uy tín để được can thiệp kịp thời và chọn phương pháp phù hợp khi có những dấu hiệu bất thường kể trên.
  • Hạn chế tình trạng mang thai khi đã lớn tuổi. Nếu mang thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn bảo vệ thai kỳ tốt nhất.
  • Chú ý tới chế độ dinh dưỡng và các thực phẩm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ hay bệnh lý của mẹ bầu. Ví dụ như nước dừa là một loại thức uống được rất nhiều thai phụ quan tâm, vậy nếu mẹ bầu bị nhau tiền đạo có được uống nước dừa hay không? Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết này: Lưu ý khi bà bầu bị nhau tiền đạo uống nước dừa.

Tóm lại, nhau tiền đạo là một bệnh sản khoa vô cùng nguy hiểm. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh cần rất nhiều bên hợp tác và can thiệp. Chính vì vậy, nhằm tránh những biến chứng nặng nề, các mẹ nên lưu tâm tới những biểu hiện bất thường, cách cầm máu khi bị nhau tiền đạo và phương pháp ngăn ngừa. Từ đó đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ bầu và em bé. Hy vọng bài viết đã đem lại cho mẹ bầu những kiến thức vô cùng bổ ích.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan