Quay lạiQuay lại

Băng huyết là gì? Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh ra sao?

29/11/2022

Share

Nội dung chính

1. Hiện tượng bị băng huyết là gì?
2. Nguyên nhân và triệu chứng băng huyết là gì?
2.1 Nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh
2.2 Một số triệu chứng băng huyết sau sinh
3. Tiêm mũi chống băng huyết khi nào?
4. Chăm sóc sức khoẻ khi bị băng huyết sau sinh
Kết luận

Băng huyết sau sinh là bệnh lý sản khoa mà bất cứ sản phụ nào cũng có thể gặp phải dù không mong muốn. Đây là hiện tượng để lại nhiều chứng nguy hiểm nếu không kịp thời xử lý. Thậm chí có thể nguy cơ gây tử vong cao. Vậy tình trạng bị băng huyết là gì? Cách ngăn ngừa ra sao? Nội dung bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến các mẹ rõ ràng nhất.

Băng huyết là gì? Bài viết này chia sẻ cho các mẹ cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này.

Băng huyết là gì? Bài viết này chia sẻ cho các mẹ cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh lý nguy hiểm này.

1. Hiện tượng bị băng huyết là gì?

Băng huyết là gì? Băng huyết là tình trạng phụ nữ sau khi sinh bị chảy máu ở bộ phận sinh dục với số lượng lớn. Lượng máu mất đi được xác định khoảng 500ml đối với sinh thường và 1000ml đối với sinh mổ. Hiện tượng này còn có thể xuất hiện sau khi các mẹ bỏ thai.

Băng huyết được xem là một trong những biến chứng sản khoa nặng nề và gây tử vong cao. Tỷ lệ sản phụ qua đời do băng huyết chiếm đến 25% các ca tử vong sản khoa. Chính vì vậy, nhằm tránh những tình huống xấu nhất thì các mẹ cần hết sức chú ý theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình.

Băng huyết sau sinh được chia làm 2 loại chính:

  • Băng huyết nguyên phát: hiện tượng này xảy ra sớm và trong vòng 24 giờ đồng hồ sau khi sinh.
  • Băng huyết thứ phát: tình trạng xảy ra từ 24 giờ tới 12 tuần sau sinh. Thời gian của băng huyết thứ phát có thể kéo dài lâu hơn nữa, khoảng 1 -3 tháng. 

2. Nguyên nhân và triệu chứng băng huyết là gì?

2.1 Nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh

Nguyên nhân dẫn đến băng huyết là gì? Trong quá trình chuyển dạ, nếu tử cung không co bóp đủ mạnh sẽ khiến cho các mạch máu chảy tự do. Đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bị xuất huyết sau sinh. Bên cạnh đó, vẫn còn một số yếu tố có thể tăng nguy cơ bị băng huyết như:

  • Thời gian chuyển dạ kéo dài quá lâu và mẹ bầu nhiễm khuẩn ối.
  • Mẹ bầu có tiền sử sảy thai hoặc nạo hút thai nhiều lần trước đó.
  • Phụ nữ có cơ tử cung yếu do sinh nhiều lần, bị u xơ tử cung hoặc tử cung bị dị dạng.
  • Sản phụ đã từng bị sót rau viêm niêm mạc cổ tử cung. Bên cạnh đó, mẹ bầu có dây rau ngắn và quấn cổ nhiều vòng.
  • Bác sĩ đỡ đẻ không đúng cách hoặc do tử cung mẹ bầu căng quá mức do mang đa thai hoặc bị đa ối.

2.2 Một số triệu chứng băng huyết sau sinh

Nếu không được chăm sóc đúng cách mẹ có thể sẽ dễ gặp phải nhiều biến chứng băng huyết sau sinh vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, nhận biết các dấu hiệu giúp mẹ được điều trị kịp thời, đảm bảo sức khoẻ sinh sản và tính mạng. Triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị băng huyết là chảy máu nhiều, nặng nhất có thể dẫn tới tử vong. Bên cạnh đó, sản phụ bị xuất huyết sau sinh cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo như:

  • Cổ tử cung bị mềm não, to ngang.
  • Mẹ bị đau bụng dữ dội qua nhiều ngày.
  • Vùng âm đạo của mẹ bị chảy máu nhiều, có thể lẫn từng cục máu đông.
  • Sắc mặt xanh sao, mệt mỏi do mất quá nhiều máu. Ngoài ra, mẹ còn có cảm giác choáng váng, cơ thể toát mồ hôi và thậm chí là ngất xỉu.

Thông qua những triệu chứng trên, chắc hẳn các mẹ đã nắm được những dấu hiệu bị băng huyết là gì phải không? Mẹ và người thân nhớ lưu ý để có thể kịp thời phát hiện và can thiệp đúng lúc nhằm giữ an toàn tính mạng cho mẹ và bé nhé.

Băng huyết nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm

Băng huyết nếu không được chăm sóc đúng cách sẽ dễ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm

3. Tiêm mũi chống băng huyết khi nào?

Sử dụng thuốc co hồi tử cung dự phòng có hiệu quả giảm tỷ lệ bị băng huyết sau sinh, và oxytocin là lựa chọn ưu tiên. Vậy tiêm mũi chống băng huyết khi nào là hiệu quả?

Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch oxytocin trong giai đoạn ba của quá trình chuyển dạ có thể làm giảm tỷ lệ băng huyết nghiêm trọng và truyền máu so với tiêm bắp, mà không làm tăng tác dụng phụ. 

Đối với các trường hợp chảy máu trước sinh và ở những sản phụ có nguy cơ cao bị băng huyết sau sinh, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng sớm axit tranexamic (TXA) tiêm tĩnh mạch trong vòng 3 giờ sau khi sinh để đạt hiệu quả tốt nhất. (*)

(*) Khuyến cáo của WHO trong điều trị băng huyết sau sinh.

4. Chăm sóc sức khoẻ khi bị băng huyết sau sinh

Băng huyết không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của sản phụ mà còn ảnh hưởng rất lớn về mặt tinh thần. Chính vì thế, sau khi nhận biết hiện tượng bị băng huyết là gì, các mẹ cũng nên chú trọng tới việc chăm sóc và hồi phục sức khoẻ sau khi mắc bệnh.

Một số điều cần lưu ý khi chăm sóc phụ nữ bị băng huyết như:

  • Cẩn trọng trong chế độ dinh dưỡng: Nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, gà, heo, các loại thực phẩm đậu,... Từ đó có thể hồi phục lại lượng máu đã mất. Ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều canxi, magie như cá, chuối và rau xanh. Bên cạnh đó cũng nên bổ sung vitamin C nhằm tăng cường đề kháng cơ thể.
  • Kiêng quan hệ tình dục: Tùy vào thể trạng của mỗi người mà thời gian kiêng khác nhau. Nhưng tối thiểu cũng nên kiêng 3 tuần đến khi hết sạch máu và dịch. Lý do cho việc kiêng cữ này là để cho âm đạo của phụ nữ có thời gian bình phục và khỏe mạnh.
  • Không nên vận động mạnh: Các mẹ tuyệt đối tránh các hoạt động mang vác nặng nề như lau nhà, giặt đồ bằng tay,... Thay vào đó thì nên di chuyển nhẹ nhàng để có thể đào thải được những huyết máu còn ứ đọng trong cơ thể.
  • Giữ một tâm trạng thật thoải mái: Trong giai đoạn này, mẹ sẽ dễ bị suy sụp về cả tinh thần lẫn thể chất. Đây chính là thời điểm người bệnh cần sự an ủi, quan tâm từ gia đình và đặc biệt là người chồng. Chính vì thế, hãy khích lệ các mẹ để sớm vượt qua được bệnh lý sản khoa này.
Việc chăm sóc và hồi phục sức khoẻ sau khi mắc bệnh cũng cần được chú trọng

Việc chăm sóc và hồi phục sức khoẻ sau khi mắc bệnh cũng cần được chú trọng

Xem thêm: Hướng dẫn cách dự phòng băng huyết sau sinh 

Kết luận

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến các mẹ tình trạng bị băng huyết là gì và chăm sóc nếu không may gặp phải tình trạng này. Băng huyết là bệnh lý nguy hiểm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hy vọng nội dung trên đã giúp các mẹ hiểu rõ về tình trạng băng huyết sau sinh. Chúc các mẹ sẽ vượt cạn thành công và mạnh khoẻ.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan