Nội dung chính
Con của mình cao lớn và khỏe mạnh mỗi ngày luôn là mong muốn của các bậc phụ huynh. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ có thể giúp bố mẹ theo dõi tình trạng phát triển cũng như sức khỏe của con theo từng độ tuổi. Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn dưới đây được tổ chức Y Tế thế giới WHO xây dựng cho trẻ từ 0-10 tuổi. Papaya mời bạn tham khảo chi tiết trong bài viết này để phần nào có thể đánh giá được sự phát triển của bé yêu nhà bạn.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ có thể giúp bố mẹ theo dõi tình trạng phát triển của con mình - Nguồn ảnh: Canva
I. Cách so sánh chiều cao cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn
1. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO 2023
Theo các chuyên gia và bác sĩ dinh dưỡng trẻ từ lúc sinh ra đến khi 10 tuổi cần được theo dõi chặt chẽ về chiều cao và cân nặng. Điều này để cha mẹ điều chỉnh một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Vì theo WHO đây là giai đoạn sẽ quyết định chiều cao khi trưởng thành của trẻ. Tổ chức Y Tế thế giới khuyến cáo các bậc cha mẹ nên theo dõi bảng chiều cao cân nặng của trẻ như sau:
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO - Nguồn ảnh: Canva
Bạn có thể xem cụ thể và rõ ràng hơn tại đây
Như vậy bạn đã biết được bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO cho cả bé trai và gái. Sự phát triển của trẻ nhỏ được xem như những điều cực kỳ lý thú với nhiều điều thay đổi rất nhanh. Khi trẻ được khoảng 1 tuổi cân nặng có thể tăng gấp đôi so với lúc vừa chào đời, chiều cao cũng tương tự vậy. Lúc bé được 2 năm tuổi trẻ sẽ tăng khoảng 10cm và 10 tuổi trở đi mỗi năm tăng trung bình khoảng 5cm.
Khi bé yêu của bạn lớn dần thì khả năng về tăng chiều cao có thể bị chậm lại. Vì vậy trong khoảng giai đoạn 0-10 tuổi trên bố mẹ cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để tốt nhất cho sự phát triển chiều cao. Đến khi con bạn 23-25 tuổi thì cơ thể sẽ ngừng phát triển chiều cao.
2. Hướng dẫn tra cứu bảng chiều cao cân nặng của WHO
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sẽ có ba cột chính là “Bé trai”, “Bé gái” và cột “Tháng tuổi”. Cha mẹ gióng theo cột “Tháng tuổi” sang cột giới tính để xác định phạm vi của con mình.
- Cột “TB” nghĩa là Đạt chuẩn trung bình.
- Cột dưới “-2SD” đây là tình trạng bé suy dinh dưỡng, thiếu cân hoặc thấp còi.
- Phần cột “+2SD” bé thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc bé rất cao (theo chiều cao).
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ
Gen di truyền
Em bé khi sinh ra sẽ được nhận đầy đủ những đặc điểm di truyền từ bố mẹ. Vì vậy sự phát triển chiều cao cân nặng của bé sẽ ảnh hưởng từ yếu tố di truyền. Tuy nhiên yếu tố này chỉ tác động đến trẻ khoảng 23% về chiều cao.
Các loại bệnh lý
Những bé có bệnh mạn lý, khuyết tật hoặc từng bị phẫu thuật thì có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất của trẻ.
Dinh dưỡng và môi trường sống
Một đứa trẻ có thể bị suy dinh dưỡng nếu không được cung cấp đầy đủ chất, đặc biệt trong giai đoạn từ 0-10 tuổi. Việc suy dinh dưỡng sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất cũng như ảnh hưởng đến xương của bé. Ngoài ra yếu tố môi trường sống như khí hậu, không khí ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân làm sức khỏe của bé yếu đi.
Sức khỏe mẹ bầu khi mang thai và cho con bú
Nếu thời gian này mẹ bầu có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, chất khoáng và vitamin thì sẽ cực kỳ tốt cho sự phát triển trí tuệ, thể chất, tinh thần của trẻ. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng quyết định sức khỏe cho bé yêu của bạn.
Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ là điều kiện cần cho sức khỏe nhưng nó là chưa đủ. Ngoài việc so sánh với bảng chiều cao cân nặng của trẻ, các bậc phụ huynh cần bồi dưỡng thêm về đời sống tinh thần và trí tuệ của bé. Đây chính là việc để con yêu được phát triển một cách toàn diện nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ - Nguồn ảnh: Canva
III Chiều cao cân nặng của trẻ không đạt tiêu chuẩn phải làm sao?
Nếu con của bạn không đạt tiêu chuẩn với bảng chiều cao cân nặng của WHO thì hãy thử áp dụng một số biện pháp sau đây:
1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi
Thực đơn dinh dưỡng được các chuyên gia đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần hình thành cơ thể khỏe mạnh cho bé. Phụ huynh cần lên thực đơn có đầy đủ 4 nhóm chất sau:
- Chất béo: Nên sử dụng các loại dầu như dầu oliu, dầu mè,...
- Chất đạm: Có nhiều trong thịt, cá, tôm, trứng, các loại đậu,...
- Tinh bột: Bắp, khoang lang, gạo, bánh mì, khoai môn, lúa mạch,...
- Khoáng chất và vitamin: Các cha mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin A, B, sắt, kẽm, canxi, Iot,... cho bé. Những chất này có nhiều trong thủy hải sản, trái cây, rau xanh đậm, hoa quả,...
Bên cạnh đó thay đổi chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi phù hợp với độ tuổi để thúc đẩy cơ quan trong cơ thể nhận năng lượng tối ưu nhất. Cha mẹ nên cho bé ngủ và thức dậy đúng giờ từ khi còn nhỏ. Ngoài ra ở mỗi độ tuổi trẻ sẽ có những bài tập để tăng chiều cao và sức khỏe khác nhau. Trẻ nhỏ nên tập đi lại, đạp xe nhẹ nhàng,... Khi các bé lớn hơn nữa có thể tham gia các bộ môn như bơi lội, chạy bộ, yoga,...
2. Ba dưỡng chất quan trọng không thể bỏ qua
Ba dưỡng chất Vitamin D3, Vitamin K2 (MK7) và Canxi nano là các dưỡng chất cực kỳ quan trọng trong việc hình thành hệ xương khớp dẻo dai, chắc khỏe và đẩy lùi bệnh còi xương cho trẻ.
Vitamin D3
Đây là dạng tiền Vitamin D. Chúng có vai trò làm cầu nối đưa Canxi từ ruột vào máu cho cơ thể. Bên cạnh đó Vitamin D còn có thể giúp tăng cường sự hấp thụ canxi ở ruột non, hỗ trợ tăng cường mật độ xương và tăng trưởng cơ bắp. Nếu cơ thể của bạn không có đủ vitamin D để hấp thụ canxi, thì cơ thể sẽ lấy canxi ra khỏi xương. Tình trạng này khiến xương trở nên dễ gãy và đặc biệt làm tăng nguy cơ loãng xương.
Vitamin K2 (MK7)
Đây là Vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc thiên nhiên. Dưỡng chất này có vai tròng đưa toàn bộ Canxi trong máu đến tận các mô xương. Ngoài ra còn giúp tăng lượng Collagen cho xương chắc khỏe hơn.
Canxi nano
Là dạng Canxi có kích thước phân tử siêu nhỏ được cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn. Cơ thể có thể hấp thụ gấp 200 lần so với Canxi thông thường. Canxi nano được hấp thụ tối đa từ ruột vào máu còn giúp hạn chế tình trạng táo bón và sỏi thận.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ được xem như công cụ hỗ trợ cha mẹ đánh giá tình trạng sức khỏe của con. Tuy nhiên nếu trường hợp trong một thời gian dài phụ huynh thấy chiều cao cân nặng của bé không phù hợp với lứa tuổi thì nên đưa trẻ đến trung tâm y tế để các bác sĩ đưa ra giải pháp. Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện nhất nhé!