Quay lạiQuay lại

03 dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng

8/1/2023

Share

Nội dung chính

Dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng
Giảm sốt
Các vết loét, bọng nước lành dần
Hết quấy khóc
Bệnh tay chân miệng có bị lại không?
Cần làm gì để nhanh khỏi tay chân miệng
Bị tay chân miệng kiêng gì?
Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam
Nguyên tắc bữa ăn cho trẻ bị tay chân miệng

Dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng là gì? Sau bao nhiêu ngày thì trẻ khỏi bệnh và liệu bệnh có tái phát lại hay không? Cần làm gì giúp nhanh khỏi tay chân miệng?  Để giúp bạn tìm được câu trả lời, bài viết này Papaya sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh lý tay chân miệng, đặc biệt là trong giai đoạn lui bệnh. 

Dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng

Thông thường bệnh nhân bị tay chân miệng đều sẽ trải qua 4 giai đoạn như nhau, tuy nhiên mức độ nặng - nhẹ ở từng người sẽ khác nhau. Trong đó, 3 giai đoạn đầu lần lượt là: ủ bệnh - khởi phát - toàn phát sẽ kéo dài từ 4 - 14 ngày hoặc dài hơn tùy cấp độ bệnh. Cụ thể, các dấu hiệu bệnh tay chân miệng tại mỗi giai đoạn này như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Từ 3 - 7 ngày và không có triệu chứng nào.
  • Giai đoạn khởi phát: Từ 1 - 2 ngày với các triệu chứng như: sốt nhẹ, biếng ăn hơn bình thường, một số trường hợp có xuất hiện tiêu chảy vài lần trong ngay không kèm máu.
  • Giai đoạn toàn phát: Từ 3 - 10 ngày với các triệu chứng điển hình của tay chân miệng là các vết loét quanh niêm mạc miệng, nốt phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay - chân, mông, đầu gối. 

Theo diễn biến bình thường, nếu ở giai đoạn toàn phát, trẻ không xảy ra biến chứng nguy hiểm thì sẽ tiến tới giai đoạn cuối cùng là lui bệnh. Khi trẻ có những dấu hiệu sau đây tức là đã ở trạng thái lui bệnh

Bệnh tay chân miệng nhanh khỏi khi được điều trị đúng cách (Nguồn: Canva)

Bệnh tay chân miệng nhanh khỏi khi được điều trị đúng cách (Nguồn: Canva)

Giảm sốt

Sốt là triệu chứng ban đầu và thường gặp khi trẻ bị tay chân miệng. Ở giai đoạn khởi phát và toàn phát, trẻ có thể bị sét nhẹ hoặc cao từ 37, 5 độ C. Vậy nên, khi trẻ có phản ứng với thuốc hạ sốt và nhiệt độ cơ thể giảm về nhiệt độ tiêu chuẩn thì đây là một dấu hiệu khởi sắc cho biết trẻ đang dần khỏi bệnh. 

Các vết loét, bọng nước lành dần

Quanh niêm mạc miệng, lưỡi các vết loét lành dần giúp trẻ ăn được nhiều hơn. Đồng thời các vết phát ban bọng nước ở lòng bàn tay - chân, mông, đầu gối đóng mày.

Hết quấy khóc

Khi cơn sốt giảm, trẻ ăn được giúp cơ thể hồng hào trở lại, trẻ đỡ mệt mỏi và quấy khóc hơn. Trẻ đã có thể ngồi chơi và ngủ được những giấc dài, không khóc vô cớ. 

Bệnh tay chân miệng có bị lại không?

Sau khi trẻ có những dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng, phụ huynh không nên chủ quan mà lơ là việc quan sát trẻ. Bởi bệnh đây là bệnh lý có thể tái phát nhiều lần và nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. 

Theo BS CKII Nguyễn Minh Tiến (PGĐ Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM) cho biết: Bệnh tay chân miệng là bệnh dễ gây thành dịch vì bởi khả năng lây lan từ người sang người qua virus đường ruột. 

Bệnh vẫn chưa có vacxin nên khả năng chống lại siêu vi gây bệnh lại càng thấp. Cùng với yếu tố siêu vi đường ruột có nhiều biến chủng, làm tăng khả năng lây lan, khiến cho trẻ dù đã từng bị vẫn có thể mắc lại tay chân miệng bởi một chủng khác.

Trẻ em là đối tượng sức đề kháng yếu, nên nguy cơ trẻ bị bệnh và tái phát lại rất cao. Thực tế, trẻ bị nhiễm bệnh có thể là nguồn lây nhiễm tay chân miệng ngay cả khi đã khỏi được 1 - 2 tuần. Vậy nên, nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu dưới đây, ngay cả khi đã khỏi hay hết sốt, bạn cũng cần đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời.

  • Sốt: Cơn sốt sau khi đã giảm lại xuất hiện và không giảm sau 48 giờ ngay cả khi đã sử dụng thuốc hạ sốt.
  • Tổn thương da: Các vết loét mới xuất hiện ngay cả khi vết loét, vết phỏng cũ đang lành lại dần.
  • Giật mình: Trẻ xuất hiện tình trạng giật mình, khó ngủ, ngủ chập chờn được 15 - 20 phút lại tỉnh.
  • Dù đã hết sốt, trẻ vẫn quấy khóc và bỏ ăn, tăng tiết nước bọt.
  • Quấy khóc, bỏ ăn
Khi trẻ lại xuất hiện cơn sốt có thể là dấu hiệu bệnh tái phát (Nguồn: Canva)

Khi trẻ lại xuất hiện cơn sốt có thể là dấu hiệu bệnh tái phát (Nguồn: Canva)

Cần làm gì để nhanh khỏi tay chân miệng

Khi bị tay chân miệng, dù ở cấp độ nào thì bạn cũng cần chăm sóc bệnh nhân cẩn thận, đúng cách để các triệu chứng nhanh giảm. Một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ là yếu tố giúp bệnh nhân nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng nhanh. Vậy bạn hãy ghi chú lại những thông tin này để giúp bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ nhanh khỏi.

Bị tay chân miệng kiêng gì?

Khi bị tay chân miệng, bệnh nhân sẽ bị viêm loét ở vùng quanh miệng, tuy không đau nhưng lại cản trở việc ăn uống và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Do vậy, khi bị bệnh tay chân miệng, bạn nên lựa chọn các thực phẩm dễ dàng tiêu hóa, dễ nuốt, hạn chế nhai, xé thức ăn. Ngoài ra, phụ huynh cần chú ý đến những điều sau:

  • Xử lý chất thải của bé đúng vệ sinh, đúng nơi.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, vật dụng của trẻ. 
  • Đảm bảo cơ thể trẻ được vệ sinh sạch sẽ, tuy nhiên hạn chế chà sát vào khu vực đang bị phỏng nước, loét.
  • Không sử dụng chanh, muối, các loại thuốc chống viêm bôi cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Xử lý chất thải của trẻ bị bệnh đúng cách nhằm tránh lây lan (Nguồn: Canva)

Xử lý chất thải của trẻ bị bệnh đúng cách nhằm tránh lây lan (Nguồn: Canva)

Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam

Trẻ bị tay chân miệng cần được bổ sung nước đầy đủ, nhất là những trẻ có triệu chứng sốt, nôn ói. Bên cạnh nước lọc, nước điện giải thì nhiều phụ huynh có thể cho trẻ uống nước cam, nước trai cây. Tuy nhiên, trường hợp các nốt phát ban trên miệng đang có dấu hiệu bị loét nặng, uống nước cam sẽ khiến trẻ bị sót miệng, đau nên phụ huynh nên chú ý.

Nguyên tắc bữa ăn cho trẻ bị tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng thường chán ăn, bỏ bữa, điều này có thể khiến trẻ bị suy nhược, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Vậy nên phụ huynh cần xây dựng một chế độ ăn đặc biệt, vừa kích thích trẻ ăn ngon miệng, vừa đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng. Cụ thể bạn hãy áp dụng những nguyên tắc bữa ăn cho trẻ như sau:

  • Đảm bảo đủ 4 nhóm chất chính là đạm, bột đường, béo, vitamin và khoáng chất. 
  • Bổ sung các thực phẩm giàu đạm cho trẻ như các loại thịt, cá, sữa, trứng, hải sản.
  • Tăng cường bổ sung củ quả có màu đỏ, vàng và rau màu xanh sẫm.
  • Không cho trẻ sử dụng thực phẩm cay nóng, có chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật.
  • Không sử dụng thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho trẻ.
  • Ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C, kẽm.

Như vậy, dấu hiệu khỏi bệnh tay chân miệng là khi các triệu chứng đã giảm, cơ thể hồi phục lại thể trạng bình thường. Để giúp bệnh nhân mau khỏi, bạn hãy thực hiện đúng các phương án điều trị, kết hợp cùng một chế độ chăm sóc phù hợp mà Papaya đã cập nhật trên đây. Hãy truy cập vào Website của chúng tôi để tìm đọc thêm các bài viết khác về sức khỏe.

Quay lạiQuay lại
Share
Bài viết có liên quan